Công ty CP Khí công nghiệp Dầu Khí Việt Hàn (PVCK) – nhà sản xuất môi chất lạnh công nghệ Hàn Quốc đã xây dựng nhà máy đạt chuẩn ISO đầu tiên ở Việt Nam.
Ô nhiễm không khí – là một hiện tượng tự nhiên dường như vô hình trong cuộc sống mà có thể chúng ta không nhìn thấy rõ được nó. Nhưng tất cả chúng ta, ngày hôm nay đã không còn xa lạ với tác động của nó. Như Bob Obapos Keefe, Phó Chủ tịch WHO – Tổ chức thế giới, chia sẻ: “Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn cho toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô hấp thêm khó thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây ra những cái chết sớm cho con người”.
Việc Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ là ví dụ thiết thực gần nhất với người dân Việt Nam, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta.
Ảnh hưởng của những biến đổi khí hậu
Với sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xã hội hiện đại, không tránh khỏi những hệ lụy đi kèm. Như hàm lượng khí thải độc hại từ các nhà máy sản xuất, phương tiện giao thông, các khí thải từ máy điều hòa, máy sưởi…. ảnh hưởng cụ thể như sau:
Máy điều hòa gây tác hại với môi trường đến từ môi chất làm lạnh trong nó. Việc rò rỉ các hơi gas làm lạnh này ra khỏi máy điều hòa phá hủy tầng ozone – có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ tia cực tím từ mặt trời.
Những khí này bao gồm chlorofluorocarbons (CFC) và hydro-chlorofluorocarbons (HCFC). Mặc dù đã có Nghị định thư Montreal về việc nghiêm cấm sử dụng các chất làm lạnh trên, nhưng vẫn còn rất nhiều máy điều hòa cũ đang hoạt động và sử dụng chúng, và chắc chắn không tránh khỏi rò rỉ khiến nguy cơ hỏng tầng ozone càng thêm trầm trọng.
Nỗ lực khống chế sự biến đổi của khí hậu
Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tế, chính phủ quốc gia, địa phương và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới đã thực hiện một số biện pháp để giảm phát sinh khí thải ô nhiễm ra môi trường.
Một số bộ luật hiện nay đặt ra các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt trên các lĩnh vực khác nhau. Phạm vi kiểm tra, quản lý lượng khí thải ngày càng mở rộng. Tất cả các công ty sản xuất đều phải đánh giá tác động môi trường trước khi triển khai dự án. Kết quả đánh giá phải đảm bảo các chỉ số về tác động đối với môi trường nằm trong ngưỡng cho phép.
Đặc biệt, sản xuất môi chất làm lạnh là một trong những ngành công nghiệp hóa chất gây tác động trực tiếp đến môi trường. Nếu trong những thập niên 90 chúng ta thường nghe nhiều về các môi chất làm lạnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc phá hủy tầng ozone thì ngày nay, nhờ sự nghiên cứu không ngừng của con người, cho ra đời những kĩ thuật tiên tiến, ngành công nghiệp làm lạnh nói chung và máy lạnh nói riêng đã có những tiến bộ to lớn khi liên tục phát minh ra các môi chất làm lạnh mới. Hay thậm chí là các môi chất làm lạnh tự nhiên giúp hạn chế khả năng gây suy giảm tầng ozone.
Bước đi tiên phong trong công cuộc đổi mới
Nhà máy PVCK được đặt tại KCN Sonadezi tại Châu Đức, Vũng Tàu
Khu vực Asean trong đó có Việt Nam là khu vực có khí hậu nóng quanh năm. Đây là khu vực luôn có nhu cầu sử dụng máy điều hòa, thiết bị làm lạnh cao. Công ty CP Khí công nghiệp Dầu Khí Việt Hàn (PVCK) – nhà sản xuất môi chất lạnh công nghệ Hàn Quốc đã lựa chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy, tiên phong trong cuộc đổi mới với vai trò là nhà sản xuất gas lạnh đạt chuẩn ISO đầu tiên ở Việt Nam, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường, mà mong muốn góp phần mang đến sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe.
Với công nghệ sản xuất tiên tiến từ Hàn Quốc, PVCK thiết lập dây chuyền sản xuất cho ra đời các dòng sản phẩm gas lạnh thế hệ mới như R32, R134a, R600a, R410A, …
PVCK – Sản xuất gas lạnh sạch - Chung tay “Bảo vệ trái đất xanh”